NHA ĐẢM TỬ
Fructus
Bruceae
Xoan rừng, Sầu đâu
cứt chuột
Quả chín đã phơi hay sấy khô
của cây Sầu đâu cứt chuột (Brucea javanica (L.) Merr.), họ Thanh thất
(Simarubaceae)
Mô tả
Quả nhỏ hình trứng hay trái xoan,
dài 6 – 10 mm, đường kính 4 -7 mm. Mặt ngoài màu đen
hoặc nâu. Trên mặt vỏ quả có những nếp
nhăn hình mạng với các ô có hình đa giác không
đều, cả hai mặt đều có gân rõ,
đỉnh quả nhọn, đáy có vết cuống
quả, vỏ cứng và giòn. Hạt hình trứng, dài 5 -6
mm, đường kính 3 – 5 mm, mặt ngoài màu trắng
hoặc trắng ngà, có vân lưới, vỏ hạt
cứng mỏng, mặt trong vỏ hạt màu vàng nhẵn
bóng, nhân hạt (lá mầm) màu trắng kem, có dầu. Không
mùi, vị rất đắng.
Vi phẫu
Ngoài cùng là lớp biểu bì dày, tiếp
theo là mô mềm vỏ quả giữa gồm nhiều hàng
tế bào dẹt hình đa giác, trong có các mạch gỗ.
Vòng mô cứng được tạo bởi các tế bào
đa giác đều đặn, có thành dày. Trong cùng là mô
mềm của nội nhũ, gồm các tế bào đa giác
hoặc hơi tròn.
Bột
Bột
vỏ quả: Màu nâu, tế bào biểu bì hình đa giác,
chứa chất màu nâu, tế bào mô mềm hình đa giác,
chứa cụm tinh thể calci oxalat hình lăng trụ,
đường kính tới 30 µm. Tế bào đá hình tròn
hoặc hình đa giác, đường kính 14 – 38 µm.
Bột hạt: Màu trắng ngà, tế bào
vỏ hạt cứng hình đa giác, hơi kéo dài. Tế bào
nội nhũ và lá mầm chứa hạt aleuron.
Định
tính
A.
Lấy 1 g bột dược liệu, thêm 15 ml dung dịch natri clorid 1% (TT), đun sôi nhẹ, lắc,
lọc. Dịch lọc cho vào ống nghiệm, lắc
mạnh theo chiều dọc ống nghiệm trong 15 giây,
xuất hiện bọt bền ít nhất trong 60 phút,
cột bọt không được dưới 1 cm.
B. Lấy 0,2 g bột dược liệu,
thêm 2 ml cloroform (TT), lắc đều,
để yên 2 phút, lọc, cô dịch lọc tới
cắn, hòa cắn vào 1 ml anhydrit
acetic (TT) rồi cho vào
ống nghiệm, cẩn thận thêm từ từ 0,5 ml acid sulfuric (TT). Mặt ngăn cách giữa hai lớp sẽ có
màu nâu đỏ, lớp dung dịch phía trên có màu xanh rêu.
C.
Lấy 5 g bột dược liệu, thêm 2 ml dung dịch amoniac (TT), trộn
cho thấm đều, để yên 15 phút, thêm 15 ml cloroform (TT), lắc, đun hồi lưu trên bếp cách
thuỷ 15 phút, lọc. Cho dịch lọc vào bình gạn,
thêm 10 ml dung dịch acid sulfuric
2% (TT), lắc trong 1 phút,
để yên cho dung dịch tách thành 2 lớp, gạn
lấy phần acid, lọc trong để làm các phản
ứng sau:
Lấy
1 ml dịch chiết acid, thêm 2 giọt thuốc thử Bouchardat
(TT), dung dịch đục sau 5 phút.
Lấy
1 ml dịch chiết acid, thêm 6 giọt thuốc thử Mayer(TT),
xuất hiện tủa màu nâu (sau khoảng 5 phút).
Độ
ẩm
Không quá 8,0 % (Phụ lục 9.6, 1g, 105 oC,
4 giờ)
Tạp
chất (Phụ lục 12.11)
Tỷ
lệ quả có màu nâu nhạt: Không quá 50%.
Tỷ
lệ quả non lép: Không quá 5%
Cành,
cuống quả: Không quá 1%.
Chất
chiết được trong dược liệu
Không dưới 18,0% tính theo dược
liệu khô kiệt.
Tiến hành theo phương pháp chiết
nóng (Phụ lục 12.10). Dùng nước làm dung môi.
Sơ chế
Thu hoạch vào mùa thu, hái
quả chín, loại bỏ tạp chất, phơi hay
sấy khô.
Bào chế
Loại bỏ vỏ
cứng và các tạp chất, tách lấy hạt.
Bảo quản
Nơi khô, mát.
Tính vị, qui kinh
Khổ, hàn, hơi
độc. Quy vào kinh đại tràng.
Công năng, chủ trị
Thanh nhiệt, giải
độc, triệt ngược, chỉ lỵ, hủ
thực. Chủ trị: Lỵ amib, sốt rét, dùng ngoài
chữa hạt cơm, chai chân.
Cách dùng, liều
lượng
Ngày 0,5 – 2 g, dùng dạng nang
hoặc bọc trong Long nhãn để nuốt, có thể ép
bớt dầu để tránh bị nôn. Dùng ngoài
lượng thích hợp, giã nát hoặc ép lấy dầu
bôi.
Kiêng kỵ
Không dùng quá liều và kéo dài
vì có thể gây đau bụng, nôn mửa, ỉa chảy,
kém ăn, người mệt, không dùng cho người suy
nhược, tỳ vị hư hàn.
Người
biên soạn